Liên hệ : 0912 123 267 - 0989 618 532

Liên hệ : 0912 123 267 - 0989 618 532

Liên hệ : 0912 123 267 - 0989 618 532

Liên hệ : 0912 123 267 - 0989 618 532

Liên hệ : 0912 123 267 - 0989 618 532

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2019

Học lập trình miễn phí với chuyên gia, giảng viên của NIIT – ICT Hà Nội.

Tháng 07/2019, NIIT – ICT Hà Nội đã tổ chức triển khai 5 khóa học Lập trình Web cơ bản với HTML, CSS, CSS3 và Javascript…

Các buổi học diễn ra với sự góp mặt của gần 20 bạn sinh viên đến từ các trường Đại học hàng đầu như: ĐH BKHN, ĐH Kinh tế Quốc Dân, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, HV Kỹ thuật Quân sự, Đại học Khoa học Tự nhiên…

Dạy học lập trình miễn phí NIIT - ICT Hà Nội thu được lợi ích gì?


Chương trình đào tạo lập trình của NIIT – ICT Hà Nội là một chuỗi khóa học về công nghệ Web bao gồm:
  • HTML, HTML5
  • CSS, CSS3
  • JAVASCRIPT, ES6
  • PHP BASIC
  • JAVA CORE

Các chương trình học theo chuỗi đều là Doanh nghiệp hỗ trợ học phí 100% và được trực tiếp chuyên gia công nghệ hướng dẫn từng bước.

Mục tiêu của các lớp dạy lập trình miễn phí là nhằm góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa nguồn nhân lực lập trình chất lượng cao, truyền lửa đam mê, nuôi dưỡng giấc mơ trở thành Web Developer cho các bạn trẻ.

Bên cạnh đó, chương trình cũng diễn ra với sự tài trợ của các doanh nghiệp phần mềm nhằm ươm mầm các tài năng lập trình, đón ứng viên tiềm năng ngay từ khi họ mới bắt đầu trên con đường trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.

Dưới đây là hình ảnh lớp học với phòng Lab tiêu chuẩn, hiện đại, mang đến điều kiện tốt nhất để các bạn trẻ có thể tập trung vào học lập trình.

Xem thêm một số hình ảnh của các buổi học lập trình tháng 7


Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh của các buổi học Lập trình miễn phí tại NIIT – ICT Hà Nội:

Buổi học Lập trình JS căn bản tháng 7

Bạn sinh viên nữ đang thực hành viết code HTML cho trang web

Nữ sinh yêu thích CNTT, tham gia học tại NIIT – ICT Hà Nội cũng rất nhiều

NIIT – ICT Hà Nội là ai?


NIIT - ICT Hà Nội là đơn vị chuyên cung cấp các chương trình đào tạo công nghệ thông tin, đào tạo Lập trình viên chuẩn Quốc tế, các chương trình đào tạo bản quyền của Viện Công nghệ Thông tin Quốc gia Ấn Độ. Thành lập từ năm 2002, NIIT - ICT Hà Nội có gần 17 năm kinh nghiệm trong Đào tạo Lập trình viên chuẩn Quốc tế

NIIT – ICT Hà Nội Đào tạo theo PP tiên tiến nhất trên thế giới LACC (Learning Architecture based on Collaborative Constructivism).

NIIT - ICT Hà Nội kết nối với các giảng viên, chuyên gia cao cấp với sứ mệnh phù hợp với mong muốn phát triển đội ngũ của họ. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên là yếu tố then chốt để các bộ phận hoạt động nhịp nhàng với nhau. Phát triển bản thân nhân viên cả về kiến thức, kỹ năng để phụ vụ tốt cho công việc hỗ trợ đào tạo.

Thông tin liên hệ:

HỌC VIỆN QUỐC TẾ ĐÀO TẠO CNTT NIIT - ICT HÀ NỘI
Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!
Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội
SĐT: 02435574074 - 0914939543 - 0353655150
Email: hello@niithanoi.edu.vn
Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/

#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp



Thứ Ba, 21 tháng 5, 2019

Phòng Học Đẹp Cho Thuê Tại Công Ty VITD

Như chúng ta đã biết, các trung tâm dạy nghề, các doanh nghiệp đang mọc lên nhanh và nhiều đến chóng mặt. Nhu cầu dạy học và truyền đạt kiến thức cho học viên là vô cùng lớn. Nhưng có 1 vấn đề mà các trung tâm, doanh nghiệp vướng phải đó là không có địa điểm tổ chức. Lúc này đây, công ty đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam - VITD chính là giải pháp cho quý vị. 

VITD hiện nay đang có rất nhiều phòng học cao cấp với những trang thiết bị có sẵn. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ cho thuê phòng học tại Hà Nội. Phòng học được thiết kế và trang trí đẹp chuẩn quốc tế. Quý khách hãy đến trực tiếp công ty chúng tôi để xem và tham khảo chất lượng dịch vụ cũng như giá cả phòng cho thuê. 

Địa điểm thuê phòng học, phòng đào tạo: 

 Hoàng Đạo Thúy, Trung Hòa, Nhân Chính, HN
 Duy Tân - Dịch Vọng Hậu - Cầu Giấy
Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội

cho thuê phòng học
cho thuê phòng học
cho thuê phòng học
cho thuê phòng học
cho thuê phòng học
cho thuê phòng học
Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê phòng đào tạo tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:
Ms Hòa – Quản lý dịch vụ

Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ

Mobile : 098.235.4969  /  090.349.7886

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2019

Thà nhận lương ít còn hơn làm việc dưới trướng sếp tồi, kìm hãm năng lực nhân viên: 5 kiểu sếp "không thân thiện" đặc trưng

1. Sợ nhân viên giỏi quá, một ngày nào đó sẽ thay thế mình
Đây là suy nghĩ thiển cận của một nhà lãnh đạo thiếu tài năng và luôn sợ bị "hất cẳng" thay thế. Nếu bạn chỉ thích ngồi một vị trí và làm những công việc ổn định, không cần thay đổi, thì bạn không nên làm sếp.
Làm lãnh đạo đúng nghĩa là phải tự hào khi nhân viên mình thành công và thăng tiến và điều đó đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ có thể có bước tiến mới và có những cộng sự giỏi giúp đỡ mình.
2. Thường xuyên giận dữ
Như tất cả mọi người bình thường khác, những người lãnh đạo cũng phải trải qua những ngày "đen tối" và áp lực đôi khi sẽ khiến họ mất bình tĩnh. Tuy nhiên, việc này không nên xảy ra quá thường xuyên và biến nó thành việc thường ngày. Nếu như sếp của bạn thường xuyên nổi nóng bất cứ khi nào mọi việc không được xử lý chính xác như yêu cầu, bạn hãy cân nhắc việc tiếp tục ở lại.
Cho dù cơn thịnh nộ của sếp trực tiếp liên quan tới bạn, sếp của sếp hay chỉ đơn giản là từ những yếu tố khách quan khác, sự giận dữ sẽ tạo ra những cảm xúc tiêu cực ở nơi làm việc. Những người lãnh đạo hay nổi nóng khiến cho nhân viên trở nên nhút nhát và dè chừng, họ sẽ hạn chế chia sẻ và nói lên ý kiến sáng tạo bởi họ e ngại việc sẽ bị la mắng.
Nếu bạn nghe thấy sếp đang la mắng ở ngoài sảnh, thay vì nghĩ "chuyện gì đang xảy ra?" bạn lại tự nhủ "Ồ chuyện thường ngày ấy mà", đó chính là lúc bạn cần tìm một chân trời mới.
Thà nhận lương ít còn hơn làm việc dưới trướng sếp tồi, kìm hãm năng lực nhân viên: 5 kiểu sếp không thân thiện đặc trưng - Ảnh 1.
3. Xem quản lý là mệnh lệnh và kiểm soát
Sếp tồi nghĩ rằng, công việc của họ là ra lệnh cho nhân viên làm mọi việc và đảm bảo rằng nhân viên hoàn thành các công việc đó.
Trái lại, những vị sếp thông minh hiểu rằng, cái chính trong công việc quản lý là giúp nhân viên của mình thành công hơn và đưa ra những quyết định khó khăn mà nhân viên không thể tự quyết được.
4. Kiểm soát đến từng tiểu tiết
Sếp của bạn liệu có huênh hoang, độc đoán, đến mức khiến bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành bất cứ thứ gì? Đây có lẽ là vấn đề muôn thuở. Bởi vậy, bạn hãy chuẩn bị tâm lý ngay từ đầu. Nếu sếp muốn có bản "tường thuật chi tiết" mọi buổi họp, email hay cuộc gọi, bạn hãy ghi chép thật cẩn thận mọi giao dịch kinh doanh và gửi cho họ. Khi ấy, lãnh đạo sẽ nghĩ họ đang nắm rõ mọi thứ, và để bạn yên.
5. Dùng tiền tạo áp lực để nhân viên làm việc
Ai cũng cần tiền nhưng tiền là yếu tố cần mà không đủ. Hãy đảm bảo rằng nhân viên bạn có đủ tiền để lo cho cuộc sống cá nhân họ, để họ an tâm tận sức làm việc cho bạn.
Nếu bạn muốn họ nỗ lực hơn, hãy dùng những điều khác để làm động lực. Sự công nhận của công ty và cách đối xử của sếp đối với họ sẽ là những yếu tố đủ và cũng là yếu tố khác biệt giữ chân những nhân viên xuất sắc nhất.
Thà nhận lương ít còn hơn làm việc dưới trướng sếp tồi, kìm hãm năng lực nhân viên: 5 kiểu sếp không thân thiện đặc trưng - Ảnh 2.
Trên đây là 5 kiểu sếp tồi đặc trưng khiến cho nhân viên không muốn gắn bó với công ty. Dấu hiệu để nhận ra rõ rệt nhất là qua lời nói, cách giao tiếp hằng ngày của sếp đối với nhân viên. Sự khó tính "không đúng lúc" của họ thường được biểu hiện qua những câu nói như sau:
- "Anh/chị không được phép vào Facebook, Messenger... trong giờ làm việc": Nhân viên văn phòng thời 4.0 sống, ngủ, và ăn cùng với công việc bởi công việc họ làm không có thời điểm, hay kế hoạch kết thúc. Họ có thể làm việc cả ngày ở nơi làm việc và sau đó về nhà, vẫn miệt mài làm nốt công việc dang dở. Vì thế nếu họ cần một chút thư giãn, refresh trong giờ làm việc, các vị sếp cũng nên hiểu và tạo điều kiện cho nhân viên.
- "Việc của anh/chị là làm những gì tôi bảo": Thực sự thì đúng là như vậy, việc của bạn là làm những gì sếp giao. Nhưng sếp tồi thường nói điều này khi nhân viên có ý không muốn làm những công việc bên ngoài công việc chính. Ngược lại, một sếp giỏi sẽ giải thích tình huống khi một nhân viên cần đảm nhiệm hoặc thay đổi công việc, thay vì chỉ tuyên bố "Tôi kiểm soát những gì mà anh/chị làm".
- "Đó là vấn đề cá nhân anh": Một người sếp tệ sẽ nói câu này khi bạn đề cập đến việc mình có lý do chính đáng không thể dung hòa giữa công việc và cuộc sống. Người lãnh đạo không coi trọng cuộc sống bên ngoài của bạn không đáng để bạn làm việc cho họ lâu dài. Bạn nên tìm một người hiểu rằng cuộc sống cá nhân bạn ít nhất cũng quan trọng như công việc của bạn vậy.
Thà nhận lương ít còn hơn làm việc dưới trướng sếp tồi, kìm hãm năng lực nhân viên: 5 kiểu sếp không thân thiện đặc trưng - Ảnh 3.
- "Anh đã rất may mắn có công việc này": Đây chính là minh chứng cho việc họ không bao giờ cảm thấy rằng họ may mắn có được vị trí mà họ đang làm, chỉ có những người khác là may mắn mà thôi. Câu nói này thực ra là một lời xúc phạm, nhưng tệ hơn, đó chính là một tuyên bố về thất bại của nhà quản lý. Những người này đã không khai thác được tiềm năng của những người khác, và của chính họ. Nếu sếp của bạn có sở thích buông ra những lời bình luận chê bai như vậy, hãy nhớ rằng có nhiều vị sếp khác sẽ thấy hài lòng nếu có thêm những nhân viên như bạn.
- "Hãy tự tìm giải pháp xem nào": Chắc chắn là có những lúc nhân viên có thể tự mình tìm giải pháp, nhưng nhìn chung, những nhà quản lý nói câu này là những người bỏ bê trách nhiệm hướng dẫn và chỉ bảo cấp dưới. Ngay cả nếu chuyện xảy ra là vấn đề mà một nhân viên biết việc nên tự mình giải quyết, một nhà quản lý nên nói rõ ràng rằng: "Đây là một việc mà tôi muốn anh/chị tự giải quyết bằng các nguồn lực X, Y và Z". Câu "Hãy tự tìm giải pháp xem nào" thể hiện cả sự lười biếng lẫn nghiệt ngã của vị sếp.
-"Vì tôi là sếp": Khi một lãnh đạo muốn từ chối và khiến bạn im lặng, họ chỉ cần nói họ là ông chủ, còn bạn thì không. Tức là họ đúng, và bạn sai. Lời khuyên là hãy chạy ngay khỏi những người như vậy.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Cùng đọc sách nhưng tại sao có người ngày càng giỏi, có người ngày một nghèo đi: Bí quyết đọc thành công nằm ở đây!



Có những người tốn rất nhiều tiền để tậu sách về chật cứng các kệ, các tủ nhưng chẳng thể nào đọc hết chúng. Để rồi mỗi khi vô tình nhìn thấy sự hiện diện của nó trong góc nhà, họ lại cảm thấy phí phạm và đổ lỗi cho cuộc sống bận rộn thiếu hụt thời gian.


Rõ ràng là sống trong thời đại công nghệ 4.0 với vô vàn cám dỗ như Facebook, Instagram, game,... trên điện thoại đã dần giết chết thói quen đọc sách vốn có. Tự hỏi bản thân mình xem lần cuối bạn chìm đắm trong câu chữ là khi nào? Hẳn là rất lâu rồi.

Nếu thế thì hãy cùng nhẩm lại " thói quen đọc sách " vỡ lòng cùng Trịnh Nam Trân - nữ blogger nổi tiếng với những chia sẻ về sách, thơ đồng thời là tác giả của tập sách ảnh thơ Em Đang Giấu Gì Vậy? Cho Tôi Xem Được Không?



"Nàng thơ" Trịnh Nam Trân

Nam Trân đã có một bài viết trên Facebook với tựa đề: "THÓI QUEN ĐỌC SÁCH" VỠ LÒNG


Có nhiều bạn hỏi mình làm sao duy trì được thói quen đọc thì nói thật là đều phải tập cả.

Thật lòng mà nói, khó mà có thể thuyết phục được một người không thích đọc sách tập luyện được. Vấn đề đó thuộc về cá nhân rồi, giống như không thể ép mình nghe nhạc rock metal được, kiểu thế. Nhưng nếu bạn thật sự muốn tập thói quen đọc sách và cảm thấy muốn rèn bản thân thì mình cũng xin chia sẻ vài thói quen của mình.

Lưu ý đây chỉ là kinh nghiệm cá nhân, chưa qua đào tạo số đông hay chứng minh gì cả. Nó chỉ hiệu nghiệm với mình và mình có dùng để khuyên vài đứa bạn thấy cũng hiệu quả nhẹ nhẹ nên mình chia sẻ lên đây cho mọi người. Nếu ai có tips gì hay ho nữa thì share với mình luôn nhé!


Mình thấy nhiều người bảo tắt 3G, wifi sẽ tập trung đọc hơn, nhưng với mình thì không. Tắt đi rồi mình còn lo lắng hơn, vì không biết công việc có ai cần không hay có tin nhắn nào gấp gáp không. Nhấp nhổm vậy có khi còn mất tập trung hơn.

Vậy thì nên làm gì?

Cài đặt event trong google calendar mỗi ngày vào khung giờ mà bạn nhắm là sẽ ít ai réo gọi công việc hay làm phiền để báo là tới giờ đọc sách.

Và trong khung giờ đó cứ 15-20 phút hãy để nó báo một lần, thì khi bạn đang cầm điện thoại online hay lướt Facebook thì đó sẽ là một lời nhắc nhở. Còn khi bạn đã cầm sách rồi thì chẳng còn gì phải lo.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức nhé! Bởi không ai nhắc bạn được tốt bằng chính bạn. Cái noti kia chỉ giúp "thức tỉnh lương tâm" thôi, quan trọng là bạn có "lương tâm"không (đùa thôi nhé!)






Không cố đọc vội, đọc nhồi, đọc ráng. Mà mỗi ngày xác định mình đọc bao nhiêu, và đó sẽ là con số tối thiểu cần phải đạt được, nếu câu chuyện hấp dẫn quá hay lôi cuốn quá không kìm được thì đọc hơn nữa càng tốt

Tuy nhiên, cũng nên tạo một chút "áp lực nhẹ nhàng" như tháng này mình cần đọc bao nhiêu cuốn, 1 cũng được, chẳng sao! Đừng lấy những con số của các bookaholic khác làm áp lực, cứ chọn ra một hạng mức mà bạn thấy phù hợp với bản thân nhất. Hãy đặt con số dễ chịu nhất (nhưng vẫn phải luôn có) để rồi biết đâu lúc nào đó vượt mức luôn thì cảm giác sung sướng đã đời lắm.

Về cá nhân mình:

Hình bên dưới là tổng hợp những tựa sách mà mình đã đọc từ đầu năm đến giờ. Trung bình một tháng mình cố giữ nhịp đều đặn là 3-4 quyển, phụ thuộc vào độ dày và lịch làm việc, sinh hoạt nữa, nhưng cứ 3-4 quyển/tháng là mình thấy hợp lý nhất.



Những tựa sách hay Nam Trân giới thiệu.





Thử thói quen highlight, dù mình biết sẽ có vài bạn hỏi thế thì phá sách quá không thì theo mình là không. Chúng ta nên để cuốn sách được thực hiện đúng nghĩa vụ của nó là để đọc, để cảm thụ và học tập. Sách không phải để trưng bày mà để được cầm lên, nghiền ngẫm và ghi nhớ lại những kiến thức, những điều tâm đắc. Miễn bạn không xé, đốt thì chẳng có gì gọi là phá cả.

Việc highlight sẽ giúp bạn như đọc thêm lần nữa đoạn văn ấy, và mỗi khi cần đọc lại bạn có thể đọc lướt nhờ những đoạn highlight mà không cần xem lại toàn bộ dễ tạo cảm giác ngán ngẩm. Và nếu có thời gian (như mình, mình khá rảnh) thì chép lại những đoạn ấy vào sổ, nó sẽ hình thành một thói quen ghi chép hay ho và cần thiết. Và quan trọng là đó sẽ trở thành một tài liệu quý của riêng bạn.


Đọc xong nếu được hãy chia sẻ quyển sách ấy cho mọi người bằng vài dòng review ngắn. Không cần quá dài hay trau chuốt. Không cần lúc nào cũng phải khen, bạn có thể chê.

Vì khi chia sẻ chúng ta sẽ nhận lại được phản hồi và những lời giới thiệu khác. Chúng khiến ta mở mang thêm và có nhiều góc nhìn mới. Và trong vô thức, bạn sẽ được chính những điều đó khiến bạn hứng thú và say mê hơn những trang sách, dù bạn sẽ chẳng nhận ra đâu.


Chúng ta đọc sách, suy cho cùng cũng là vì bản thân. Có người đọc vì sở thích, có người đọc để học, đọc để nghiên cứu. Nhưng dù bất cứ lí do gì thì việc đọc cũng vô cùng cần thiết và bổ ích. Nó khiến bạn mở mang không chỉ tri thức mà còn cả tâm hồn. Nên chỉ cần nghĩ về bản thân mình, nghĩ rằng mình đang làm tất cả những điều này cho bản thân, là đã tiếp thêm một động lực nho nhỏ để bạn thêm yêu việc đọc sách.

Mong những chia sẻ nhỏ này sẽ giúp được các bạn chút gì đó!

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2019

Hoàng Đạo Thúy – Khu Tập Trung Nhiều Hội Trường Cho Thuê Nhất Hà Nội


Hoàng Đạo Thúy – Con đường nối giữa đường Lê Văn Lương và Trần Duy Hưng cũng là con đường huyết mạch của khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính – Trung tâm thành phố Hà Nội.
Với mật độ dân cư đông cùng tất cả các tiện ích đi kèm như gần các trung tâm thương mại , nhà hàng sang trọng , khách sạn hotel từ tầm trung bình đến cao cấp, Hoàng Đạo Thúy được coi là khu phố thuận tiện nhất để khách mời đến tham dự các buổi hội họp, hội thảo, tổ chức sự kiện, các buổi chia sẻ, các lễ ra mắt sản phẩm mới, các buổi offline, đào tạo training…



Đáp ứng nhu cầu lớn của khách hàng, Hội trường VITD chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê hội trường, phòng hội thảo, các phòng đào tạo, phòng họp tại tòa nhà 25t2 và 29t2 Hoàng Đạo Thúy . Với hệ thống gần 20 hội trường lớn nhỏ khác nhau các hội trường cho thuê có sức chứa đa dạng từ 20 chỗ – 50 chỗ – 100 chỗ cho đến lên 300 chỗ và được setup theo nhu cầu thuê của quý khách hàng


VITD có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại đầy đủ các trang thiết bị như: có điều hòa thoáng mát, ghế nệm, bàn học phủ khăn sang trọng, rèm cách âm, máy chiếu, màn chiếu, bảng viết,… đầy đủ. Ngoài ra tùy theo yêu cầu đặc thù buổi hội thảo, khóa học chúng tôi còn setup thảm, bàn ghế chữ U,…. Hệ thống âm thanh (bao gồm 02-04 Mic không dây, 4 – 10 loa tùy theo chương trình) và hệ thống ánh sáng của phòng hội thảo tại Hà Nội luôn đảm bảo cho chất lượng của buổi hội thảo, sự kiện, hội họp của quý khách hàng diễn ra tốt nhất.





Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ

Mobile : 098.235.4969 / 090.349.7886

Ms Hòa – Quản lý dịch vụ

Mobile : 0912 123 267 

Email : hoitruonghanoi@gmail.com

Địa chỉ văn phòng : Tầng 3, Tòa nhà 25T2-N05, KĐT Trung Hòa Nhân Chính, Phố Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2019

3 cách chiến thắng trái tim khách hàng


1. Thiết kế chân dung khách hàng

Thiết kế chân dung khách hàng chính là một trong những cách giúp bạn nhìn rõ khách hàng. Không biết rõ khách hàng là ai thì bạn sáng tạo sản phẩm và chương trình kinh doanh cho ai?

Song cần nhớ, chân dung khách hàng không chỉ là vấn đề tên, tuổi, địa chỉ, ngành nghề hay thu nhập của họ, các thông tin quan trọng hơn là thông tin về hành vi của họ, bao gồm: động lực, mục tiêu, nỗi đau và cảm xúc của họ.

Vẽ một cách đầy đủ chân dung khách hàng là bước đầu quan trọng để tối ưu trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng.

2. 3 cấp độ trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm khách hàng chính là giá trị theo cảm nhận của khách hàng, nó là yếu tố quyết định sự lựa chọn và trung thành của họ với doanh nghiệp. Đây cũng là cách mà khách hàng đánh giá về trải nghiệm doanh nghiệp mang lại cho họ. Ba cấp độ đánh giá của khách hàng là:

- Công ty có giúp họ đạt mục tiêu không? Mỗi khách hàng đều có một mục tiêu khi giao dịch với công ty. Vậy khi giao dịch với công ty bạn, mục tiêu thực sự của họ là gì? Công ty của bạn có giúp họ đạt được mục tiêu đó không? Đạt được ở mức nào?

Ví dụ: Khách hàng muốn dùng dịch vụ tín dụng. Ngân hàng nào có thể giúp khách hàng đạt được mục tiêu đó?


- Công ty có giúp khách hàng đạt mục tiêu dễ dàng và thuận tiện không? Khách hàng gặp nhiều khó khăn, rắc rối, phức tạp do con người, hệ thống và quy trình của công ty tạo nên?

Cũng với ví dụ trên: điều kiện, thủ tục, quy trình, dịch vụ hỗ trợ… của ngân hàng có dễ dàng hay rắc rối?

- Trong quá trình đạt đến mục tiêu, cảm xúc của khách hàng như thế nào? Cảm xúc của họ hình thành từ mức độ và cách công ty giúp họ ở hai điều trên. Nhưng điều trọng hơn, nó được quyết định bởi thái độ và văn hóa hành xử của công ty với khách hàng.

Cùng ví dụ về dịch vụ tín dụng: Nhân viên ngân hàng có thân thiện, minh bạch, làm đúng cam kết, ân cần, trách nhiệm, làm khách hàng hài lòng và tin tưởng? Ngân hàng có dự đoán được điều họ muốn, có khiến họ cảm kích vì được thấu hiểu và chia sẻ?

Ba cấp độ khách hàng đo lường trải nghiệm mà công ty mang lại tương ứng với ba vấn đề từ phía doanh nghiệp, là: Product (sản phẩm), delivery và mindset (cảm xúc).


Công ty cần thu thập thông tin và đánh giá theo ba cấp độ hay tiêu chí trên. Từ đó, xác định vấn đề ưu tiên, sắp xếp nguồn lực cho những vấn đề có tác động lớn đến khách hàng.

Với mỗi ngành nghề, doanh nghiệp, các cấp độ trên có vai trò và màu sắc khác nhau trong việc tạo nên một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.

Ví dụ, bằng khảo sát, công ty nhận ra khách hàng của mình bị chi phối bởi yếu tốt cảm xúc, vì sản phẩm và khả năng mang lại sự tiện lợi cho khách hàng của công ty bạn không khác đối thủ là bao. Vậy thì nguồn lực mà bạn sẽ phải tập trung là mindset, vì khách hàng của bạn coi trọng điều đó nhất.

Song sẽ có những doanh nghiệp, việc tập trung vào một sản phẩm chất lượng cao mới là điều tiên quyết. Không có công thức chung cho việc tập trung vào cấp độ nào, nhưng điều mà tất cả các doanh nghiệp đều cần quan tâm là cách mà khách hàng đánh giá trải nghiệm của một công ty.

3. Tư duy dọc hành trình khách hàng

Hành trình khách hàng là các bước và điểm tiếp xúc khách hàng thực hiện từ khi nhận biết về sản phẩm, rồi mua và dùng sản phẩm hay dịch vụ của công ty.

Khi tiếp xúc với khách hàng hằng ngày, làm quy trình hay chính sách, chúng ta đều cần tư duy theo hành trình khách hàng thay vì tư duy cục bộ tại mỗi khâu trong quy trình. Đó là vì, kể cả khi bạn đã cố gắng tối ưu tại mỗi khâu tiếp xúc với khách hàng, vẫn chưa đảm bảo tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt. Quản lý trải nghiệm khách hàng trên toàn bộ hành trình khác với việc mỗi bộ phận trong doanh nghiệp đều làm tốt việc của mình nhưng không tạo nên một trải nghiệm mang tính nhất quán trên hành trình.

Đây là lỗi khó nhận ra của nhiều doanh nghiệp. Bởi lẽ, mỗi bộ phận cho rằng mình làm tốt việc của mình thì cả công ty sẽ tốt. Điều này chỉ đúng khi toàn bộ hành trình đã được thiết kế và kết nối các KPI bộ phận với KPI lõi của cả công ty.

Cách tư duy dọc đó được cụ thể bằng việc giải quyết các nội dung sau:
Mục đích thực sự của khách hàng là gì?
Trước khi thực hiện giao tiếp với công ty thì họ làm gì?
Sau khi họ thực hiện giao tiếp này họ sẽ làm gì?
Điều gì làm họ vui?

Điều này cho phép nhân viên mỗi bộ phận trên hành trình khách hàng hiểu được bối cảnh của khách hàng. Hay nói cách khác, họ đặt khách hàng vào bối cảnh cụ thể để tìm ra câu trả lời “điều gì làm họ vui”. Trong giao tiếp, hiểu bối cảnh (context) là điều làm cho cuộc giao tiếp trở nên có ý nghĩa.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Nghệ thuật bán hàng theo gói

Hình thức định giá theo gói, hay còn gọi là "bán theo combo" là một trong những chiến thuật dễ áp dụng và dễ thành công nhất trong thương mại. Nhưng chẳng phải mua nhiều sẽ tốn nhiều tiền hơn sao?

Tâm lý học "combo"

Trên lý thuyết, có 2 cách để tạo ra một gói combo. Thứ nhất là Combo hỗn hợp, khi người bán chọn một số mã hàng đang có mặt trên thị trường và bán gộp chúng với một mức giá ưu đãi.

Thứ hai là Combo thuần, khi sản phẩm chỉ được bán chung và khách hàng không được mua lẻ từng món.

Với 2 mô hình này, Harvard Business School đã khảo sát và chỉ ra sự thành công vang dội của Combo hỗn hợp, với số liệu từ Tập đoàn Nintendo, cụ thể là hơn 100.000 gói combo (máy chơi game và game) với tổng doanh thu hơn 1 triệu USD đã được bán ra khi áp dụng bán theo gói thay vì bán lẻ từng món.

Nhưng khi Nintendo ép khách hàng phải mua cả máy và game chứ không được "xé lẻ", doanh thu nhanh chóng tụt dốc gần 20%.


Các chuyên gia lý giải hiện tượng này do nhận thức giá trị trong tâm trí khách hàng, đối với họ, combo sản phẩm luôn là một lựa chọn "hời" nếu so sánh giá thành combo với từng món riêng lẻ. Khách hàng sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định và bỏ quên nhu cầu thực tế của mình.

Không lý trí như mọi người vẫn nghĩ, khách hàng thường dựa vào "cảm tính" để đưa cho từng sản phẩm một giá trị cụ thể. Vì thế, có nhiều người sẵn sàng trả giá cao hơn để được sản phẩm này, nhưng cũng có rất nhiều người lại nghĩ rằng hành động đó thật… điên rồ.

Với sự hiểu biết này, người bán luôn nghĩ ra nhiều cách để tạo một combo sản phẩm với giá trị trong mắt khách hàng cao, và đồng thời giá bán phải rẻ hơn nếu so với mua lẻ từng món.
Nghệ thuật "bán combo"

1. Bổ sung giá trị

Không phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm được chọn để bán combo. Người bán luôn hình dung nhu cầu mua sắm của khách hàng để góp phần thỏa mãn nó một cách tốt nhất. Hiện đại hơn, một số công ty sẽ theo dõi đơn hàng và lọc ra danh sách các sản phẩm thường được mua chung để "đón đầu" ở những lần mua sau.

2. Nhấn mạnh tiết kiệm

Như đã đề cập ở trên, nếu nhẩm tính được giá của combo rẻ hơn so với giá mua lẻ từng sản phẩm, khách hàng sẽ nhanh chóng lựa chọn gói combo bất chấp nhu cầu thực tế của mình. Nắm được điều này, các cửa hàng luôn nhấn mạnh % tiết kiệm nếu mua theo gói nhằm gia tăng sức thuyết phục với các thượng đế.


3. Bán thêm tại quầy thanh toán

Bạn có bao giờ được thu ngân siêu thị giới thiệu về những gói sản phẩm hấp dẫn chưa? Chẳng hạn như "Với sản phẩm này, nếu anh mua thêm 1 cái nữa thì sẽ được tặng một gói miễn phí đấy", hoặc là "chị có thể lấy thêm sản phẩm kia với chiết khấu 50% vì đã mua cái này rồi nha."

Phương thức bán hàng này được đánh giá là cực kỳ thành công vì khách hàng buộc phải đưa ra quyết định trong một thời gian ngắn, đa phần đối tượng được khảo sát trả lời rằng họ chỉ kịp nghĩ đến số tiền mình sẽ tiết kiệm được và chấp nhận gợi ý của các thu ngân.

Không chỉ được áp dụng ở siêu thị và tạp hóa, tại các trang thương mại điện tử, các gói combo luôn được khéo léo gợi ý ở bước thanh toán, thường là các sản phẩm có thể mua kèm với giá thấp hơn.


4. Truyền thông rộng rãi

Vì đã chấp nhận rủi ro giảm giá để tạo ra một combo, người bán sẽ dùng hết mọi "vũ khí" truyền thông của mình để quảng bá, nhằm lấy số lượng đơn hàng lớn bù lại phần lợi nhuận sụt giảm.

Ở một số website thương mại điện tử, "khu vực combo" còn có thể được tách riêng để tạo thêm điểm nhấn, hầu hết khách hàng có ngân sách hạn hẹp hoặc chỉ đơn thuần "dạo" ngang sẽ nhanh chóng bị thu hút bởi những "combo hời" này.

Thêm vào đó, Combo có thể dễ dàng biến đổi theo nhu cầu từng mùa, chẳng hạn như Combo Tết, Combo Trung Thu, Combo mùa tựu trường… những từ khóa trên nhanh chóng nhận được sự quan tâm của những khách hàng chuẩn bị cho mùa.


5. "Xé nhỏ" sản phẩm mắc tiền

Theo một nghiên cứu của Đại học Stanford, khi đối diện mới mức giá quá cao, não bộ sẽ đưa ra một phản xạ tương tự như nỗi đau, khiến quyết định mua sắm ngay lập tức bị hoãn lại. Chỉ khi giá thành được giảm xuống một mức "chấp nhận được" vùng não đưa ra quyết định mới bắt đầu được sử dụng để đưa ra các hành động tiếp theo.

Được áp dụng ở những sản phẩm cao cấp như xe hơi, bảng giá một chiếc xe thường được chia nhỏ thành nhiều phụ kiện đi kèm, dịch vụ cộng thêm, bảo hiểm… Nghiên cứu trên cho rằng việc "xé nhỏ" để tạo thành combo giảm hẳn cảm giác "đau đớn" và dọn đường cho quyết định mua sắm của khách.
Những "bậc thầy" combo

Netflix là một trong những công ty ứng dụng rất thành công gói bán hàng theo combo. Không chỉ bán dịch vụ xem phim trực tuyển, Netflix còn cung cấp thêm các gói TV, điện thoại và Internet.

Với lượng người dùng khổng lồ và không ngừng gia tăng, Netflix dễ dàng bắt tay với các nhà cung cấp mạng viễn thông để đưa ra hàng loạt khuyến mãi hấp dẫn cho cả người dùng và bên cung cấp.


Và như đã đề cập, Amazon cũng là một minh chứng sử dụng nghệ thuật bán combo điêu luyện. Dựa vào lượng dữ liệu khổng lồ đến từ khách hàng, Amazon liên tục gợi ý những sản phẩm thường được mua cùng nhằm gia tăng giá trị đơn hàng của khách.

Vì doanh thu của Amazon gắn liền với doanh thu nhà cung cấp, tập đoàn này không ngừng nâng cao độ chính xác của thuật toán, liên tục đưa ra các sản phẩm tương tự, sản phẩm hỗ trợ, sản phẩm được mua cùng…
Kết luận

Bán hàng theo combo là một trong những kỹ thuật gia tăng doanh thu dễ nhất và được áp dụng nhiều nhất. Với nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, việc bán hàng theo combo cũng phải nâng cao "đẳng cấp" cho tương xứng, nhất là khi khách hàng có thể nhanh chóng so sánh giá với chỉ một vài cái nhấp chuột.

Lê Thanh Sang